Những buổi phát hình trực tiếp trên TikTok của nông dân từ các tỉnh xa xôi của Trung Quốc đã giúp tăng đáng kể doanh số bán hàng nông sản ở nước này. Bloomberg viết rằng sức lôi cuốn của những người bán hàng và tính minh bạch của các công đoạn sản xuất đã chiếm được lòng tin và sự gắn bó của người tiêu dùng.

CÁC BLOGER NÔNG DÂN

Trong một báo cáo của mình, công ty Douyin (tương tự như TikTok ở Trung Quốc của cùng một nhà phát triển) cho biết các video ngắn và buổi phát hình tương tác trực tiếp đã giúp nông dân tăng lợi nhuận gấp 15 lần trong một năm. Ví dụ, anh Jin Guowei ở tỉnh Vân Nam năm 2018 vẫn còn nợ ngập đầu, nhưng đến năm 2020 với biệt danh “Brother Pomegranate” (Anh bán lựu), anh đã tiêu thị được lượng trái cây trị giá gần 47 triệu USD. Có lần anh ta còn bán được một lô lựu trị giá gần 935 nghìn USD trong 20 phút.

“Ngay cả những khoảnh khắc bình thường nhất ở làng quê cũng có thể trở thành nội dung thú vị để đưa lên mạng. Người thành phố muốn xem vì ở chỗ họ không có những cảnh như vậy”, ngôi sao livestream Jin cho biết.

Nông dân Jin Guowei trong một lần livestream bán hàng

XU HƯỚNG “DI CƯ NGƯỢC” VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HÓA NÔNG NGHIỆP

Xu hướng khởi nghiệp ở nông thôn đang ngày càng phát triển tại Trung Quốc. Ngày càng đông nông dân và người bán hàng rong nông sản ở các tỉnh vùng sâu vùng xa của nước này bán hàng trực tiếp cho khách hàng ở thành thị thông qua việc phát trực tiếp (livestream) hoặc chia sẻ các video ngắn trên mạng xã hội.

Theo ByteDance, công ty đứng sau Douyin, doanh thu của các nhà sáng tạo nội dung ở nông thôn qua nền tảng này năm 2020 đã tăng gấp 15 lần so với năm trước. ByteDance cũng sở hữu nền tảng TitTok – phiên bản toàn cầu của Douyin.

Giống như Jin Guowei, bà Guo Chengcheng, một nông dân khác, cũng tương tác với 2,5 triệu người theo dõi của mình trên Douyin từ cánh đồng của gia đình khi đang thu hoạch nông sản. Người theo dõi tài khoản của bà Guo có thể bấm vào liên kết trên màn hình để mua hàng.

Các video của bà Guo giới thiệu mọi thứ từ bí ngô mini cho tới đào rừng, trong đó có nhiều loại rau quả do những nông dân khác trong làng trồng. Trước đây, bà từng bán hàng qua nền tảng WeChat của Tencent và có khoảng một trăm đơn hàng mỗi ngày. Giờ đây, bà nhận được khoảng 50.000 đơn hàng mỗi lần livestream và có doanh thu ít nhất 9 triệu Nhân dân tệ (khoảng 1,4 triệu USD) mỗi tháng.

Bà Gou và ông Jin là những người nằm trong làn sóng “di cư ngược” từ thành thị về nông thôn đang diễn ra tại Trung Quốc. Douyin cho biết 54% những người có ảnh hưởng ở nông thôn trên nền tảng này là những người trở về từ thành thị.

Bà Guo Chengcheng bán đào trong một buổi phát trực tiếp vào ngày 2 /7.

Xu hướng này càng bùng nổ do tác động của đại dịch Covid-19, khiến hơn 23 triệu lao động nhập cư ở thành phố phải ở lại quê hương. Do dịch bệnh, hệ thống giao thông bị ngưng trệ , còn nông sản thu hoạch về bị ùn ứ trong kho. Trong khi đó, người tiêu dùng phải ở nhà nhiều hơn và nấu ăn tại nhà nhiều hơn bao giờ hết. Do đó, nhu cầu đối với các mặt hàng tươi sống trên các nền tảng trực tuyến tăng mạnh và thương mại xã hội đã giúp nhiều nông dân ở Trung Quốc trở thành doanh nhân với chi phí không đáng kể.

“Ở làng quê, kể cả những khoảnh khắc thường nhật cũng có thể trở thành nội dung thú vị gây sốt trên mạng xã hội”, một người bán hàng rong tên Jin cho biết trong một cuộc phỏng vấn. “Đó là những thứ mà người dân thành phố không có và muốn xem”.

“BINH ĐOÀN” STREAMER NÔNG DÂN

Số lượng nông dân trở thành streamer (người phát sóng trực tiếp) tại Trung Quốc tăng lên nhanh chóng và ngày càng đông đảo. Tính tới cuối tháng 3/2021, nền tảng Taobao Live của tập đoàn Alibaba có hơn 100.000 nông dân tham gia và họ đã thực hiện 2,52 triệu phiên livestream. Trong khi đó, số lượng nhà sáng tạo nội dung nông thôn có hơn 10.000 người theo dõi trên nền tảng Douyin đã tăng gấp 6 lần trong giai đoạn 2019-2020 so với năm trước đó.

Hiện tại, để vận chuyển nông sản, nông dân vẫn phải dựa vào hệ thống hậu cần của các công ty thương mại điện tử lớn như JD Logistics hay Cainiao của Alibaba, hoặc sử dụng dịch vụ của các công ty vận tải như SF Express. Bán hàng trực tiếp cũng khiến họ gặp nhiều rủi ro hơn, đặc biệt là từ những khách hàng yêu cầu hoàn tiền cho hàng hóa bị hư hỏng. Cạnh tranh ngày càng lớn và chi phí giao hàng cần bảo quản lạnh cao hơn cũng làm giảm tỷ suất lợi nhuận. Tuy vậy, lợi nhuận từ việc số lượng đơn hàng tăng cũng như lượng khách hàng trung thành đông hơn đã bù đắp những khó khăn đó.

Theo các chuyên gia về thương mại điện tử, bí quyết để thành công của nông dân xuất phát từ sự khát khao hướng về thiên nhiên của dân thành thị, việc mất niềm tin vào các chợ truyền thống sau hàng loạt bê bối về mất vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng như thú vui khi xem các video của những nông dân mộc mạc.

Trong năm qua, số lượng các blogger nông dân ở Trung Quốc có hơn 10 nghìn người đăng ký theo dõi đã tăng gấp sáu lần so với giai đoạn 2019-2020. Các chuyên gia về bán hàng trên mạng và bản thân những nông dân được nhiều người biết đến ấy giải thích việc họ bán đắt hàng và hiệu quả là do người dân thành thị luôn hoài niệm và ưa thích những gì thuộc về tự nhiên, đồng thời không tin tưởng vào chất lượng sản phẩm của các nhà bán lẻ lớn và thích thú quan sát cuộc sống của những người dân nông thôn bình dị. Mua hàng theo cách này, người tiêu dùng có cơ hội tận mắt chứng kiến tất cả các công đoạn trồng rau quả – từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch.

(Nguồn tổng hợp)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi qua Facebook
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi Email cho chúng tôi
Xem đường đi
Gọi ngay cho chúng tôi